Cắt tỉa cành cho cà phê Robusta sau thu hoạch

Đối với cà phê Robusta, cắt tỉa cành tạo tán là một biện pháp kỹ thuật quan trọng.

Việc cắt cành cho cây lần này giúp loại bỏ được những cành bị sâu bệnh và những cành không mang trái nhất là cành tăm cạnh tranh dinh dưỡng (cành vô hiệu) với cành thứ cấp. Khi cắt tỉa cành hợp lý cây sẽ cho năng suất cao, phục hồi nhanh sau mỗi đợt thu hoạch, kích thích những mầm ngủ phát triển thành cành thứ cấp, cho trái lớn hơn và hạn chế được một số sâu bệnh cho vườn cà phê.

Cắt tỉa cành cho cà phê Robusta sau thu hoạch

Cắt cành đúng thời điểm sẽ kích thích các mầm hoa phát triển, việc cắt cành diễn ra quá sớm hoặc là quá muộn sẽ khiến cây phát sinh thêm nhiều cành thứ cấp nhưng lại không hình thành hoa. Trường hợp nếu cắt cành quá muộn thì cây ra ra khó loại bỏ được lá dẫn đến tình trạng cây dễ bị khô cành.

Trường hợp thu hoạch mà cây có nhiều cành khô và bị mất sức thì bà con không nên cắt cành mà cần để cho cây phục hồi trước đã, khi mùa mưa đến lá trên cây xanh trở lại thì hãy tiến hành.
  • Tiến hành việc cắt từ trên xuống dưới lần lượt để tiện cho việc quan sát và chọn lựa ra những cành cần thiết nên để lại.
  • Khi cắt từ trên xuống dưới và cắt từ trong ra ngoài sẽ giúp cho bà con bao quát được toàn bộ cây không bỏ sót những cành cần được loại bỏ.

Những cành cần phải loại bỏ trong quá trình cắt

  • Những cành khô, cành không có lá, cành già cỗi không còn khả năng cho trái hay những cành bị sâu bệnh thì cần phải loại bỏ ngay lập tức.
  • Cành thứ cấp mọc hướng vào bên trong tán lá mà không hướng ra ngoài, những cành mọc thẳng đứng hướng lên trên hoặc bên dưới cần phải được loại bỏ hết nếu không nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo hình cũng như thu hoạch sau này, cành mọc thành chùm cũng cần phải loại bỏ ngay.
  • Loại bỏ luôn những cành thứ cấp nằm bên trong tán để tạo điều kiện cho ánh sáng chiếu vào bên trong tán cây để vườn cây thông thoáng hơn giảm được sâu bệnh gây hại.
  • Với những cành già vẫn còn khả năng cho trái thì cắt ngắn lại để cây tập trung chất dinh dưỡng vào những cành thứ cấp có khả năng cho quả sai hơn chất lượng hơn.

Đợt cắt cành thứ 2 trong năm

Diễn ra vào thời điểm tháng 6-7 là thời điểm mùa mưa khi cây đã được phục hồi đầy đủ và đang trong thời kì nuôi trái, bà con cần tiến hành việc cắt cành rồi tỉa thưa thoáng cho cây.
Loại bỏ hết những cành vô hiệu còn sót ở đợt cắt cành lần thứ nhất, những cành sâu bệnh cần loại bỏ hết chừa lại những cành khỏe để nuôi dưỡng cho mùa sau.
Nên cắt tỉa vừa phải, không tỉa quá nhiều sẽ khiến cho cây giảm năng suất trong vụ sau. Khi tỉa thưa cho cây hãy loại bỏ hết những cành mọc ngược và những cành thẳng đứng, cành mọc chen chúc nhau trên cùng một đốt và những cành mọc trong cùng của tán lá.
Với vườn cà phê trong thời kì kiến thiết cơ bản thì không nên quá chú trọng đến công đoạn làm cành mà nên chú trọng nhiều vào việc tạo hình cho cây. Hãy loại bỏ hết những cành thứ cấp trên cây cà phê, lặt những cành tăm để cây phát triển nhanh chóng ổn định bộ khung tán ban đầu.
Trong quá trình cắt bỏ bớt cành cần chú ý đến những cành cây đang có dấu hiệu bị dị dạng như cong queo hoặc là xuất hiện những màu sắc khác thường thì cần phải loại bỏ nó ngay.
Khi cắt cành không được cắt quá sát gốc lá mà cách ra khoảng 2-3 cm, sử dụng kéo sạch không có vướng những mầm bệnh hay kéo vừa cắt cành ở những cây bị sâu bệnh để hạn chế tình trạng lây lan.
Trong quá trình cắt tỉa cành cần kết hợp thêm một số biện pháp khác nữa như bón phân và làm cỏ sao cho hợp lý để vườn cà phê phát triển ổn định, đảm bảo năng suất cao.

Tưới nước cho cà phê Robusta

Thời điểm tưới nước lần đầu sau khi thu hoạch là quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân hóa mầm hoa và tỷ lệ đậu quả của cây cà phê. Nếu tưới nước quá muộn sẽ khiến cây bắt đầu giới hạn chịu ẩm và làm cho cây cà phê khó phục hồi lại trạng thái như bình thường, cây sẽ bị héo và không thể phân hóa mầm hoa.
Trong khi đó nếu tưới nước quá sớm cây sẽ không thể nở hoa tập trung khiến cây thụ phấn kém, năng suất thấp. Quả sẽ chín rải rác không tập trung thành một đợt khiến mất nhiều công thu hoạch hoặc không thu hoạch kịp thời khiến mọt đục quả nhiều. Tưới nước sớm còn khiến cây có khuynh hướng phát triển nhiều thân và lá, để đảm bảo lượng nước cho cây chúng ta phải tăng số lần tưới dẫn đến tăng thêm chi phí và cả lãng phí nước tưới.
Thời điểm tưới nước lần đầu thích hợp là khi cây dã phân hóa mần hoa đầy đủ và đã trải qua một thời gian khô hạn kéo dài từ 2-3 tháng. Thông thường ở Tây Nguyên thì thường tưới nước sau khi thu hoạch một tháng.
Bà con có thể quan sát mần hoa trên cành, nếu mần hoa đã xuất hiện đầy đủ ở các đốt cuối cùng trên cành thì có thể tiến hành tưới nước.

Cắt tỉa cành cho cà phê Robusta sau thu hoạch 2

Riêng đợt tưới đầu tiên lượng nước cao hơn định lượng 10-15%
Lưu ý:
  • Tùy thuộc từng loại đất có thành phần cơ giới nặng, bạn có thể tưới lượng nước nhiều hơn so với đất cat nhờ độ ẩm hữu hiệu cao hơn và có thể kéo dài chu ký tưới để tiết kiệm số lần tưới.
  • Trong vụ tưới cần theo dõi lượng mưa để điều chỉnh số lần nước cho các chu kỳ tiếp theo. Nếu lượng mưa đạt từ 35 đến 40 mm thì có thể bỏ qua một lần tưới.
  • Chỉ nên tưới một lương nước vừa đủ để đưa độ ẩm đất trong tầng đất từ 0- 50 cm, tức là trong phạm vi hoạt động của bộ rễ.

Bón phân cho cà phê vối

• Sử dung phân đơn trên vườn cà phê có độ phì trung bình


Cắt tỉa cành cho cà phê Robusta sau thu hoạch 3

Đây là bảng liều lượng dành cho vườn cà phê năng suất trung bình 3 tấn nhân/ha, nếu vườn cà phê đạt năng suất cao hơn, cứ 1 tấn thì bà con cần bón thêm cho cây 70 kg N, 20 Kg P2O5 và 70 kg K20 tương đương với 150 kg Urê, 100 kg Lân Văn điển và 120 Kg KCl.

• Phân NPK hỗn hợp.

Tổng lượng phân bón tổng cộng cho 1 năm trồng với năng suất đạt khoảng 3 tấn nhân/ha thường vào khoảng 1750- 1850 kg được chia làm 3 lần bón vào mùa mưa bằng loại phân NPK 16-8-16-13S-TE và 1 lần bón vào mùa khô với loại phân NPK nhanh tan 20-5-6-TE.
Liều lượng trong mỗi lần bón như sau:
  • Đầu mùa mưa: 500 kg NPK 16-8-16-13S-TE.
  • Giữa mùa mưa: 650 kg NPK 16-8-16-13S-TE.
  • Cuối mùa mưa: 400 kg NPK 16-8-16-13S-TE.
  • Mùa khô: 200- 300 kg NPK 20-5-16-TE.

Nếu sử dụng các loại phân bón có hàm lượng khác, Bà con cần gia giảm lượng tùy thuộc vào loại phân sử dụng và năng suất thực tế vườn cây miễn đảm bảo lượng nguyên chất cho năng suất vườn cây 3 tấn nhân/ha:
  • N: 220-250kg nguyên chất
  • P2O5: 80-100kg nguyên chất
  • K2O: 200-230kg nguyên chất
  • Lưu huỳnh: 40-60kg nguyên chất (đã có đủ nếu dùng phân SA)
Một phần không thể thiếu là bà con nên định kỳ sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng để tăng hiệu quả sử dụng phân vô cơ, giúp đất tơi xốp giúp cây sinh trường phát triển.
Trong quá trình bón phân bà con cần chú ý đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, tình trạng sâu bệnh của cây để tăng giảm lượng phân bón cho hợp lý. Đối với những vườn cà phê yếu và trồng trên đất xấu cần chú ý bón phân nhiều lần. Nếu đất bị chua cần chủ động bổ sung thêm super lân cho đất.
Để bón phân hợp lý cho cây cà phê bà con cần tuân thủ nguyên tắc chính là: Bón đúng loại phân cần thiết, bón đủ lượng, đúng thời kỳ và đúng phương pháp để cung cấp lại lượng chất dinh dưỡng mà cây lấy đi cũng như cung cấp thêm các chất dinh dưỡng dự trữ trong cây để cây cà phê luôn trong tình trạng sinh trưởng tốt nhất.
call
Gọi ngay
zalo
Chat với chúng tôi qua Zalo
viber
Chat với chúng tôi qua viber